A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

CẨM NANG Tuyên truyền trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện

Để tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và nêu cao tinh thần, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương công tác quản lý Nhà nước về quản lý bảo vệ rừng, hạn chế đến mức thấp nhất tình hình vi phạm trong lĩnh vực Lâm nghiệp trên địa bàn huyện đồng thời nhằm phục vụ nhu cầu tìm hiểu pháp luật của Nhân dân; Uỷ ban nhân dân huyện Đăk Hà ban hành tài liệu “Cẩm nang tuyên tuyền trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện”.

 Tài liệu được biên soạn với tiêu chí đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu giúp cho cán bộ tuyên truyền tại cơ sở cũng như mọi người dân dễ dàng tiếp cận, hiểu, biết và thực hiện.

Bố cục Cẩm nang tuyên truyền gồm 04 phần nội dung chính:  

1. Lợi ích của việc trồng rừng (7 lợi ích)

1.1. Bảo vệ môi trường sinh thái.

1.2. Giữ đất chống xói mòn, giữ nước ngầm.

1.3. Chắn gió, chắn cát bay, bảo vệ bờ sông, bờ suối.

1.4. Góp phần làm giảm bớt lũ lụt, khô hạn.

1.5. Góp phần bảo vệ, bảo tồn nguồn gen sinh vật.

1.6. Góp phần làm hạn chế sự biến đổi khí hậu.

1.7. Góp phần tăng thu nhập, cải thiện điều kiện kinh tế của người dân.

2. Trách nhiệm của các cơ quan trong công tác QLBV&PTR (08 Cần)

2.1. Cần phải nắm rõ các chủ trương của Đảng, chính sách, quy định pháp luật của Nhà nước về công tác QLBV&PTR.

2.2. Cần xác định rõ, đúng chức trách, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình để tham mưu triển khai thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

2.3. Cần chủ động tự nghiên cứu, cập nhật các văn bản, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, lực lượng liên quan tham mưu cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp thực hiện tốt công tác QLBV&PTR trên địa bàn.

2.4. Cần làm tốt công tác tuyên truyền, vận động theo hướng sâu rộng và kiên trì; Thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ rừng của chủ rừng là tổ chức, cộng đồng, hộ gia đình, cá nhân được giao rừng, vận động Nhân dân tích cực tham gia đấu tranh tố giác, phản ánh các hành vi vi phạm trong lĩnh vực Lâm nghiệp tại địa phương.

2.5. Cần xác định chính xác điểm nóng, tổ chức tuần tra, kiểm tra có trọng điểm, nhanh chóng tiếp cận, giải quyết khẩn trương, kịp thời, không để phát sinh điểm nóng mới.

2.6. Cần làm tốt công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, các lực lượng giúp tăng cường sức mạnh, hỗ trợ lẫn nhau, xử lý kịp thời, nhanh chóng, hiệu quả.

2.7. Cần quyết liệt trong đấu tranh với các đối tượng vi phạm; giải quyết công việc đúng quy trình, quy định của pháp luật.

2.8. Cần bảo vệ người tố giác tội phạm; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân thực hiện tốt công tác QLBV&PTR; Xử lý nghiêm đối với những tập thể, cá nhân có hành vi tiêu cực, thông đồng, móc ngoặc, bao che, tiếp tay cho các đối tượng vi phạm.

3. Trách nhiệm của người dân (5 Biết)

3.1. Biết và thực hiện đúng các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, vận động người thân không vi phạm pháp luật; Tích cực đấu tranh, phản ánh, tố giác các hành vi vi phạm trong công tác quản lý bảo vệ rừng trên địa bàn; Kiên quyết không tiếp tay, bao che cho người khác vi phạm phá rừng, khai thác rừng trái pháp luật.

3.2. Biết chính xác vị trí, diện tích rừng của cộng đồng, hộ gia đình mình và tứ cận giáp ranh.

3.3. Biết tự kiểm tra và hỗ trợ các hộ dân trong Tổ tự quản tại thôn thường xuyên tuần tra, kiểm tra, bảo vệ.

3.4. Biết báo cáo cho chính quyền thôn, xã hoặc chủ rừng khi phát hiện cháy rừng, sinh vật gây hại rừng và các hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ rừng; chấp hành sự huy động nhân lực, phương tiện của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi xảy ra cháy rừng.

3.5. Biết chủ động cung cấp thông tin cho lực lượng chức năng về hành vi vi phạm, đối tượng vi phạm trong quá trình điều tra, xác minh các vụ vi phạm trong lĩnh vực Lâm nghiệp trên địa bàn.

4. Hình thức, biện pháp xử lý

4.1. Các hành vi bị nghiêm cấm (09 Cấm)

4.1.1. Cấm chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.

4.1.2. Cấm đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng.

4.1.3. Cấm săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.

4.1.4. Cấm hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.

4.1.5. Cấm vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng.

4.1.6. Cấm tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

4.1.7. Cấm khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.

4.1.8. Cấm giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái quy định của pháp luật; chuyển đổi diện tích rừng, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định của pháp luật; phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.

4.1.9. Cấm sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật.

4.2. Hình thức, biện pháp xử lý

Đối với người vi phạm: Phạt tiền đến 500 triệu đồng (đối với cá nhân) và 1 tỷ đồng (đối với tập thể) đồng thời áp dụng các hình thức phạt bổ sung và các biện pháp khắc phục hậu quả khác theo quy định đối với từng hành vi, mức độ vi phạm.

Vượt khung xử lý hành chính thì bị phạt tù đến 15 năm.

Đối với chủ rừng: Chủ rừng không thực hiện tốt trách nhiệm bảo vệ rừng, để xảy ra vi phạm trên diện tích rừng được giao: Ngoài việc bị xử lý vi phạm hành chính như người vi phạm, không chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng trong năm xảy ra vi phạm và có thể bị đề nghị thu hồi lại diện tích rừng giao cho tổ chức, cá nhân khác.

Đối với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, các cơ quan, đơn vị có liên quan: Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, Thủ trưởng đơn vị chủ rừng nếu để xảy ra vi phạm liên quan đến luật Lâm nghiệp thì phải chịu trách nhiệm trước Ban Thường vụ Huyện ủy và pháp luật.


Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Văn bản mới
THỜI SỰ
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Hôm qua : 13
Tháng 12 : 576
Tháng trước : 1.047
Năm 2024 : 9.903
LIÊN KẾT