A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

THÔNG TIN VĂN BẢN PHÁP LUẬT THÁNG 11 NĂM 2024

1. Bỏ hình thức giám sát CSGT bằng thiết bị ghi âm, ghi hình từ 15/11/2024

Từ ngày 15/11/2024, Thông tư 46/2024/TT-BCA đã bãi bỏ hình thức giám sát CSGT bằng thiết bị ghi âm, ghi hình, tuy nhiên đây không được xem là hành vi bị nghiêm cấm.

Do đó, người dân vẫn được sử dụng thiết bị ghi âm, ghi hình để giám sát quá trình làm việc của CSGT nhưng phải bảo đảm không làm ảnh hưởng đến hoạt động của CSGT đang thực thi công vụ và các điều kiện khác ví dụ như:

- Không được vào khu vực thực thi công vụ.

Khu vực thực thi công vụ là nơi được giới hạn bằng cọc tiêu hình chóp nón hoặc dây căng để cán bộ, chiến sĩ thực thi nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và an ninh, trật tự.

- Không được sử dụng các hình ảnh, video đã quay được để đăng lên mạng xã hội nhằm xúc phạm CSGT;…

2. Từ 15/11/2024, phạm nhân được trả tiền công lao động dựa trên kết quả xếp loại

Cụ thể theo điểm c khoản 1 Điều 17 Nghị định 118/2024/NĐ-CP, 10% của tổng số tiền thu được từ kết quả lao động của các phạm sau khi trừ các chi phí hợp lý sẽ được dùng để trả tiền công cho chính phạm nhân đó.

Trong đó, phạm nhân tham gia lao động được xếp loại tốt trong quý sẽ được hưởng 100% định mức, loại khá được hưởng 90%, loại trung bình được hưởng 80% và cuối cùng loại kém được hưởng 50%.

Còn hiện nay theo điểm a khoản 3 Điều 17 Nghị định 133/2020/NĐ-CP  thì vẫn trích 10% để chi trả một phần công lao động cho phạm nhân lao động trực tiếp, tuy nhiên mức hưởng sẽ không phụ thuộc vào kết quả xếp loại quý như quy định mới.

3. Chính sách hỗ trợ hợp tác xã từ ngày 01/11/2024

Từ ngày 01/11/2024, Nghị định 113/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Hợp tác xã 2023 bắt đầu có hiệu lực. Trong đó quy định các chính sách hỗ trợ hợp tác xã bao gồm:

- Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực

- Chính sách hỗ trợ thông tin

- Chính sách hỗ trợ xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ tư vấn

- Chính sách hỗ trợ nhân rộng mô hình hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoạt động hiệu quả

- Chính sách hỗ trợ ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

- Chính sách hỗ trợ tiếp cận và nghiên cứu thị trường

- Chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, trang thiết bị

- Chính sách hỗ trợ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp

- Chính sách hỗ trợ tư vấn tài chính và đánh giá rủi ro

4. Không chứng thực đủ chữ ký trong văn bản bị phạt đến 5 triệu đồng

Đây là nội dung mới được Chính phủ bổ sung tại Nghị định 117/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 82/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

Cụ thể, không chứng thực đầy đủ chữ ký của tất cả những người đã ký trong văn bản yêu cầu chứng thực chữ ký sẽ bị phạt tiền 03 - 05 triệu đồng. Đồng thời, đây cũng là mức phạt cộng tác viên dịch thuật không đăng ký lại chữ ký mẫu khi có thay đổi.

Với hành vi vi phạm về chứng thực hợp đồng, giao dịch, khoản 32 Điều 1 Nghị định 117/2024/NĐ-CP sửa đổi biện pháp khắc phục hậu quả là phải nộp lại bản chinh giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trừ trường hợp bản chính đã bị tịch thu tang vật.

Trong khi đó, quy định cũ tại điểm b khoản 5 Điều 35 Nghị định 82/2020/NĐ-CP chỉ quy định kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.


Tác giả: Đào Thị Nhàn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Văn bản mới
THỜI SỰ
Thống kê truy cập
Hôm nay : 12
Hôm qua : 22
Tháng 11 : 652
Tháng trước : 823
Năm 2024 : 8.932
LIÊN KẾT