A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những điểm mới trong Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018

 

 

Để đấu tranh phòng chống tham nhũng năm 1998 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh chống tham nhũng và được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2000 là cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác đấu tranh chống tham nhũng. Ngày 29-11-2005 Quốc hội khoá XI tại Kỳ họp thứ 8 thông qua Luật PCTN và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-6-2006 được coi là một liệu pháp mới cho cuộc đấu tranh PCTN. Với 48 điều trên tổng số 92 điều là các quy định về “phòng ngừa tham nhũng”, có thể nói tư tưởng phòng ngừa được thể hiện rất rõ nét trong Luật PCTN năm 2005( sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012).

Tham nhũng là một hiện tượng xã hội, hiện diện trong tất cả các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Tham nhũng tồn tại ở mọi quốc gia, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội, không phân biệt trình độ phát triển. Phòng, chống tham nhũng, lãng phí là công việc khó khăn, phức tạp, là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của Ðảng, Nhà nước và nhân dân ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Để đấu tranh phòng chống tham nhũng năm 1998 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh chống tham nhũng và được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2000 là cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác đấu tranh chống tham nhũng.

Ngày 29-11-2005 Quốc hội khoá XI tại Kỳ họp thứ 8 thông qua Luật PCTN và có hiệu lực thi hành từ ngày 01-6-2006 được coi là một liệu pháp mới cho cuộc đấu tranh PCTN. Với 48 điều trên tổng số 92 điều là các quy định về “phòng ngừa tham nhũng”, có thể nói tư tưởng phòng ngừa được thể hiện rất rõ nét trong Luật PCTN năm 2005( sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012). 

    Bên cạnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều nghị định, quyết định, chỉ thị để cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 3 (khóa X), Luật PCTN, Chiến lược quốc gia PCTN đến năm 2020 và Kế hoạch thực thi Công ước của Liên Hợp quốc về Chống tham nhũng.

Tuy nhiên trong tình hình mới hiện nay tham nhũng ngày càng nhiều, các hành vi tham nhũng diễn ra tinh vi, mức độ vi phạm ngày càng lớn làm ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước gây mất lòng tin của nhân dân với Đảng, với chế độ để khắc phục những hạn chế tồn tại của Luật phòng chống tham nhũng năm 2005 ( sửa đổi, bổ sung năm 2007, 2012), đáp ứng kịp thời với xu thế của thời đại và công tác PCTN trong tình hình mới hiện nay

Năm 2018 Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua Luật Phòng chống tham nhũng vào ngày 20 tháng 11 năm 2018, có hiệu lực 01/7/2019, thay thế cho Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 được sửa đổi, bổ sung năm 2007, năm 2012.

Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 có 10 chương, 96 điều, tăng 2 chương và 4 điều so với Luật Phòng, chống tham nhũng 2005. Luật  sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 01-07-2019.

Sau đây là một số điểm mới của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018

1. Các hành vi tham nhũng:

Luật 2005 chỉ quy định tham nhũng ở khu vực công, còn Luật 2018 quy định hành vi tham nhũng khu vực trong nhà nước và hành vi tham nhũng ngoài khu vực nhà nước. Cụ thể tại Điều 2 luật quy định Các hành vi tham nhũng:

1. Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:

a) Tham ô tài sản;

b) Nhận hối lộ;

c) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

đ) Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;

g) Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;

h) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;

i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;

k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi;

l) Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;

m) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.

2. Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:

a) Tham ô tài sản;

b) Nhận hối lộ;

c) Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.

2. Các hành vi bị nghiêm cấm:

Tại Điều 8 Luật 2018 bổ sung nghiêm cấm: Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng.

- Lợi dụng việc phản ánh, báo cáo, tố cáo, tố giác, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng để vu khống cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác.

- Bao che hành vi tham nhũng; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc phát hiện, xử lý tham nhũng và các hành vi khác vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng quy định tại Mục 2 Chương IX của Luật này.

3. Về trách nhiệm phòng chống tham nhũng:

+ Luật 2018 bổ sung trách nhiệm phòng, chống tham nhũng của Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước, cụ thể:

– Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, phản ánh và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng xảy ra trong doanh nghiệp, tổ chức mình theo quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp, tổ chức;

– Kịp thời cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng.

4. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tham nhũng:

Điều 5 khoản 1 Luật 2018 cũng bổ sung thêm một số quyền của công dân trong phòng, chống tham nhũng như:

 - Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

- Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng.

Điều 67. Bảo vệ người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng

1. Việc bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

2. Người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng được áp dụng các biện pháp bảo vệ như bảo vệ người tố cáo.

Điều 68. Khen thưởng người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng

Người có thành tích trong việc phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Điều 69. Trách nhiệm của người phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng

1. Người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của nội dung phản ánh, báo cáo.

2. Người tố cáo hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm về việc tố cáo của mình theo quy định của Luật Tố cáo.

5. Về Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng quy định tại Điều 6 cụ thể:

- Cơ quan thông tin, truyền thông và cơ quan, tổ chức, đơn vị khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm tuyên truyền, phổ biến, giáo dục về phòng, chống tham nhũng nhằm nâng cao nhận thức cho công dân và người có chức vụ, quyền hạn.

- Cơ sở giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng có trách nhiệm đưa nội dung giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống nhằm phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng đối với học sinh trung học phổ thông, sinh viên, học viên và người có chức vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.

6. Mở rộng đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập

Những người có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập được Luật PCTN năm 2018 quy định tại Điều 34. Theo đó, các đối tượng phải kê khai tài sản, thu nhập không chỉ là “một số cán bộ, công chức” như quy định tại Luật hiện hành, mà được mở rộng và chi tiết như là: Cán bộ, công chức; Sĩ quan công an nhân dân; sĩ quan quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp; Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp Nhà nước, người được cử làm đại diện phần vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Người ứng cử đại biểu Quốc hội, ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Bổ sung thêm một số loại tài sản, thu nhập phải kê khai: Ngoài phải kê khai các loại tài sản, thu nhập như quy định trước đây, là: Nhà, đất; Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá mà mỗi tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên; tài sản, tài khoản ở nước ngoài thì Luật PCTN năm 2018 yêu cầu các đối tượng nêu trên còn phải kê khai thêm công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng. Đồng thời, các đối tượng còn phải kê khai cả tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.

Bên cạnh đó, theo Khoản 2 Điều 36, người có nghĩa vụ kê khai phải thực hiện kê khai bổ sung khi có biến động về tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên. Trường hợp có biến động tài sản như trên mà không giải trình hợp lý về nguồn gốc tài sản, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có trách nhiệm xác minh. Người có nghĩa vụ kê khai phải giải trình về tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm. Đồng thời, có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc xác minh tài sản, thu nhập khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật.

Ngoài ra, theo Khoản 3 Điều 51, cán bộ, công chức kê khai không trung thực về tài sản, thu nhập có thể bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức: Cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, buộc thôi việc hoặc bãi nhiệm. Trường hợp đã được quy hoạch vào các chức danh lãnh đạo, quản lý thì còn bị đưa ra khỏi danh sách quy hoạch; trường hợp xin thôi làm nhiệm vụ, từ chức, miễn nhiệm thì có thể xem xét không kỷ luật. Trường hợp người được dự kiến bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, phê chuẩn, cử giữ chức vụ mà kê khai không trung thực thì không được bổ nhiệm, phê chuẩn hoặc cử vào chức vụ dự kiến. Trường hợp người ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân mà kê khai không trung thực thì bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử.

7. Cơ quan xảy ra tham nhũng, người đứng đầu phải chịu trách nhiệm

Điều 72 của Luật PCTN năm 2018 quy định về trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức do mình quản lý, phụ trách như sau:

- Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trực tiếp nếu người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ tham nhũng;

- Cấp phó phải chịu trách nhiệm trực tiếp nếu xảy ra tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do mình được giao trực tiếp phụ trách; người đứng đầu phải chịu trách nhiệm liên đới.

8.  Xử lý tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật về PCTN

Việc xử lý người có hành vi tham nhũng được quy định chi tiết tại Điều 92 Luật PCTN năm 2018 như sau:

- Người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác;

- Người có hành vi tham nhũng quy định tại Điều 2 của Luật này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;

- Trường hợp người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét tăng hình thức kỷ luật;

- Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng thì được xem xét giảm hình thức kỷ luật, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật;

- Người bị kết án về tội phạm tham nhũng là cán bộ, công chức, viên chức mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên bị buộc thôi việc đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.

Theo đó, tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật. Thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Trên đây là một số điểm mới của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018. Để công tác tuyên truyền đạt hiệu quả cao. Đề nghị MTTQ, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội cùng chung tay phối hợp tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, hội viên mọi từng lớp nhân dân trên địa bàn xã nắm bắt Luật và cùng chung tay đấu tranh phòng chống tham nhũng có hiệu quả.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...

Văn bản mới
THỜI SỰ
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Hôm qua : 13
Tháng 12 : 576
Tháng trước : 1.047
Năm 2024 : 9.903
Liên kết cột trái