A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kế hoạch tổ chức “Phiên chợ nông nghiệp sạch”năm 2023 của Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà

Căn cứ Nghị quyết số 02-NQ/HU ngày 11/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về lãnh đạo phát triển thương mại - dịch vụ trên địa bàn huyện Đăk Hà giai đoạn 2020-2025, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Chương trình số 72-CTr/HU ngày 13/12/2022 của Ban Thường vụ Huyện ủy về Chương trình công tác năm 2023 của Huyện ủy, Ban Thường vụ Huyện ủy; Chương trình số 01/CTr-UBND ngày 07/02/2023 của Ủy ban nhân dân huyện về Chương trình công tác trọng tâm năm 2023.

Căn cứ Kế hoạch số 113-KH/HU ngày 20/7/2023 của Huyện ủy về Kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập huyện Đăk Hà.

Căn cứ Thông báo số 708-TB/HU ngày 25/8/2023 của Huyện ủy Đăk Hà về kết luận của Thường trực Huyện ủy về Tờ trình số 127/TTr-UBND, ngày 31/7/2023 của Ủy ban nhân dân huyện về việc xin ý kiến đối với Kế hoạch tổ chức phiên chợ nông nghiệp sạch huyện Đăk Hà năm 2023.

Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà xây dựng kế hoạch tổ chức “Phiên chợ nông nghiệp sạch” huyện Đăk Hà năm 2023 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nhằm quảng bá, giới thiệu và tìm đầu ra cho các sản phẩm nông nghiệp của địa phương, đưa sản phẩm chất lượng đến người tiêu dùng; đồng thời, hỗ trợ kết nối, xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn huyện.

-Tuyên truyền, vận động và tạo thói quen mua sắm và sử dụng sản phẩm nông sản an toàn của người dân nhằm nâng cao giá trị cuộc sống, bảo đảm sức khỏe cho người dân địa phương và các vùng lân cận.

- Tạo điều kiện cho người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận nguồn thực phẩm sạch, an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng… tạo niềm tin với người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm của huyện Đăk Hà.

- Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục kiến thức khoa học kỹ thuật và pháp luật về an toàn thực phẩm nhằm nâng cao nhận thức và hành động của cộng đồng; nâng cao ý thức, trách nhiệm của người sản xuất (hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp,…) đối với vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, chế biến, bảo quản nông sản và tiêu thụ sản phẩm.

- Việc tổ chứcPhiên chợ nông nghiệp sạch cũng nhằm tạo điểm đến vào các dịp cuối tuần, thu hút Nhân dân và khách du lịch đến tham quan mua sắm.

2. Yêu cầu

- Tại phiên chợ, các cơ sở sản xuất, đơn vị tham gia phải cung cấp những sản phẩm an toàn, đạt tiêu chuẩn chất lượng nhằm bảo vệ sức khỏe, quyền lợi của người tiêu dùng; tạo cơ hội cho khách hàng kết nối thường xuyên với nhà sản xuất, phân phối.

- Mặt hàng tham gia là những sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng; đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩmvà giá cả hợp lý.

- 100% xã, thị trấn đều phải tham gia và có ít nhất 01 gian hàng tại Phiên chợ.

- Các gian hàng được thiết kế và bố trí đồng nhất nhưng vẫn đảm bảo từng khu vực riêng biệt, tạo nét riêng của địa phương, đơn vị tại Phiên chợ.

- Công tác kiểm tra sản phẩm tham gia Phiên chợ được thực hiện thường xuyên và do cơ sở kiểm duyệt ban đầu.

- Công tác tổ chức phải đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông theo quy định tại khu vực tổ chức phiên chợ.

- Việc giới thiệu, quảng bá thông tin về Phiên chợ được thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, đài phát thanh cho người dân trong và ngoài huyện biết.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Công tác tuyên truyền

- Tổ chức tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nội dung và thời gian tổ chức Phiên chợ trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Hệ thống Đài truyền thanh của huyện và các xã, thị trấn; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh; Trang thông tin điện tử huyện; các trang mạng xã hội, đặc biệt là trang “Thông tin Đăk Hà”, “Thời sự Đăk Hà” và trang thông tin của các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; trang thông tin điện tử của các sở, ngành, các huyện, thành phố…

- Tuyên truyền vận động Nhân dân và Doanh nghiệp hưởng ứng tham gia Phiên chợ nông nghiệp sạch với tinh thần Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

- Tuyên truyền giáo dục về an toàn thực phẩm; nâng cao ý thức và trách nhiệm của các tổ chức (Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác,…) và cá nhân trong việc thực hành sản xuất nông nghiệp sạch; sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, hạn chế túi ni lông, nhựa, góp phần bảo vệ môi trường.

2. Trưng bày sản phẩm

- Các mặt hàng tham gia bày bán là những sản phẩm nông nghiệp sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, bao gồm: nông sản (cà phê, tiêu, gạo nếp, gạo tẻ, đậu đỗ các loại,…); trái cây; thực phẩm tươi (rau, củ, quả, nấm ăn các loại,…); thực phẩm khô (măng le, chuối sấy…); thực phẩm chế biến; mật ong; thảo dược (tinh bột nghệ, nấm dược liệu,…); hoa tươi, cây cảnh, cây giống; hàng thủ công mỹ nghệ; đồ gia dụng; sản phẩm gia súc, gia cầm;...

- Tổ chức giới thiệu ẩm thực truyền thống của huyện Đăk Hà; giới thiệu, quảng bá hình ảnh, con người huyện Đăk Hà.

* Khuyến khích các đơn vị tham gia tại Phiên chợ sử dụng bao gói sản phẩm thân thiện với môi trường, hạn chế rác thải nhựa.

3. Hoạt động giao thương, kết nối cung cầu

Thông qua lễ khai mạc Phiên chợ, tạo điều kiện để các Doanh nghiệp, siêu thị trong và ngoài tỉnh, người tiêu dùng trên địa bàn tiếp cận với sản phẩm, là cơ hội để kết nối cung cầu với nhà sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

4. Tôn vinh sản phẩm, nhóm sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của các địa phương, đơn vị tại Phiên chợ

Tổ chức bình chọn sản phẩm nông nghiệp sạch tiêu biểu tại Phiên chợ, đáp ứng tiêu chí về khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường; có chất lượng cao và độc đáo, mẫu mã đẹp, thân thiện với môi trường, an toàn thực phẩm và phát triển bền vững.

5. Đối tượng tham gia

- Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đăk Hà làm đầu mối huy động các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, hộ nông dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tham gia.

- Các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất sản phẩm chế biến từ nông sản; sản phẩm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.

-Các nhà hàng, khách sạn, hộ kinh doanh tham gia trưng bày, giới thiệu các sản phẩm du lịch, ẩm thực đặc trưng của huyện.

- Mời các huyện, thành phố trong tỉnh và các đơn vị ngoài tỉnh (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng; huyện Krông Năng, huyện Krông Pắc, tỉnh Đăk Lăk) tham gia trưng bày, bán sản phẩm đặc trưng của địa phương tại Phiên chợ Đăk Hà.

III. ĐƠN VỊ TỔ CHỨC

1. Đơn vị chủ trì: Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà.

2. Đơn vị phối hợp: Huyện đoàn Đăk Hà; Hội Liên hiệp Phụ nữ; Hội Nông dân; Ủy ban MTTQ VN huyện.

IV. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, QUY MÔ VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Thời gian tổ chức: Tổ chức vào dịp Ngày Doanh nhân Việt Nam, từ ngày 13/10/2023 đến ngày 15/10/2023.

2. Địa điểm: Tại khu vực Quảng trường 24/3.

3. Quy mô: Dự kiến 30 gian hàng được trưng bày, cụ thể:

- Khu vực 1: Trưng bày, giới thiệu, bán các sản phẩm nông nghiệp, đặc trưng của huyện Đăk Hà.

- Khu vực 2: Khu trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống, mang đậm nét văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

- Khu vực 3: Khu ẩm thực truyền thống.

- Khu vực 4: Các sản phẩm của các huyện, thành phố trong tỉnh, huyện Đơn Dương - tỉnh Lâm Đồng và các đơn vị ngoài tỉnh.

- Khu vực 5: Trưng bày cây cảnh, bon sai, hoa tươi.

Thiết kế các gian hàng tiêu chuẩn: Khung sắt, nhà bạtvới diện tích 4mx5,7m=22,8m2/gian hàng.

4. Kinh phí thực hiện

- Ngân sách huyện và các nguồn vốn hợp pháp khác;ngân sách xã, thị trấn và huy động các nguồn vốn khác (nếu có).Riêng đối với kinh phí ngân sách huyện dự kiến khoảng 120.000.000 đồng (một trăm hai mươi triệu đồng).

- Miễn phí gian hàng cho tất cả các đơn vị tham gia.

V. THÀNH PHẦN MỜI DỰ:

- Đại diện Thường trực Tỉnh ủy (01 đại biểu),

- Đại diện Lãnh đạo UBND tỉnh (01đại biểu);

- Đại diện lãnh đạo các Sở: Sở Công thương (1 đại biểu), Sở Nông nghiệp và PTNT (1 đại biểu), Sở Văn hóa Thể thao - DL (1 đại biểu), Sở Thông tin và truyền thông (1 đại biểu), Đài truyền thanh-Truyền hình tỉnh (1 đại biểu), Sở Kế hoạch và Đầu tư (1 đại biểu), Liên minh HTX (1 đại biểu), Trung tâm khuyến công-Xúc tiến thương mại (1 đại biểu), Cục quản lý thị trường (1 đại biểu); Hội Nông dân tỉnh (1 đại biểu). Tổng số: 12 đại biểu.

- Đại diện lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum.

- Thường trực Huyện uỷ, các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ: 11 đại biểu; Ủy viên Ban chấp hành: 39 đại biểu.

- Tổ cấp ủy phụ trách huyện Đăk Hà.

- Lãnh đạo các phòng, ban thuộc huyện: 18 đại biểu.

- Mặt trận và các Đoàn thể huyện: 05 đại biểu.

- Bí thư Đảng ủy, Thường trực Hội đồng nhân dân, Lãnh đạo Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn (mỗi đơn vị 03 đại biểu): 33 đại biểu.

- Các Doanh nghiệp cà phê, cao su, cơ sở sản xuất kinh doanh: 30 đại biểu.

VI. DỰ KIẾN CHƯƠNG TRÌNH:

1. Chương trình các hoạt động trong thời gian tổ chức phiên chợ (có chương trình kèm theo)

2. Chương trình Khai mạc phiên chợ:

- Tiếp đón đại biểu (Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện chủ trì).

- Văn nghệ chào mừng (Trung tâm VH-TT-DL và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Huyện Đoàn Đăk Hà; Hội LHPN; Hội Nông dân)

- Ổn định tổ chức, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu (Văn phòng Hội đồng nhân dânỦy ban nhân dân huyện Đăk Hà)

- Phát biểu khai mạc phiên chợ (Đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, Trưởng Ban Tổ chức phiên chợ)

- Phát biểu chỉ đạo của Lãnh đạo Ủy ban nhân dân tỉnh (nếu có).

- Tặng quà cho đại biểu tham dự và mời đại biểu tham quan các gian hàng trưng bày sản phẩm tại Phiên chợ (Văn phòng Hội đồng nhân dânỦy ban nhân dân huyện).

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Thành lập Ban Tổ chức Phiên chợ. Dự kiến nhân sự gồm:

- Trưởng ban: Đồng chí Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, phụ trách lĩnh vực kinh tế.

- Phó Trưởng ban:

+ Đồng chí Trưởng Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phó ban trực.

+Đồng chí Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phó ban.

+ Mời đồng chí Bí thư Huyện đoàn; đồng chí Chủ tịch Ủy ban MTTQVN huyện; đồng chí Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ, đồng chí Chủ tịch Hội Nông dân huyện làm Phó ban.

- Các thành viên gồm:

+ Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân huyện; Trưởng phòng Văn hóa và Thông tin; Trưởng phòng Tài chính - Kế hoạch; Phó Trưởng Công an huyện - phụ trách QLHC-GTTT; Lãnh đạo Trung tâm Môi trường và Dịch vụ Đô thị;Giám đốc Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Truyền thông; Giám đốc Điện lực Đăk ; Giám đốc Trung tâm Y tế huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn.

+ Ủy ban nhân dân huyện mời: Đội quản lý thị trường số 02 (Cục quản lý thị trường tỉnh Kon Tum) và Giám đốc Công ty TNHH MTV Nguyên Huy Hùng làm thành viên.

2. Phân công nhiệm vụ và tổ chức thực hiện

2.1. Phòng Kinh tế và Hạ tầng

- Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện thành lập Ban Tổ chức Phiên chợ và xây dựng chương trình chi tiết triển khai tổ chức “Phiên chợ nông nghiệp sạch” huyện Đăk Hà.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung triển khai các hoạt động tại Phiên chợ và nội dung làm việc của Ban Tổ chức Phiên chợ trong các buổi họp liên quan.

- Chủ trì, phối hợp Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Môi trường và Dịch vụ đô thị huyện lên sơ đồ sắp xếp, bố trí lắp đặt các gian hàng cho các xã, thị trấn và các Doanh nghiệp, Hợp tác xã đăng ký tham gia Phiên chợ theo các khu vực và đảm bảo tính khoa học.

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan, Đội Quản lý thị trường số 2 thường xuyên kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh, chất lượng hàng hóa; tạo điều kiện cho cơ sở sản xuất trao đổi hàng hóa và bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Theo dõi, nắm bắt tình hình và kịp thời đề xuất Ủy ban nhân dân huyện giải quyết những vấn đề phát sinh, vướng mắc tại Phiên chợ.

- Tuyên truyền, vận động Doanh nghiệp, Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp đăng ký tham gia phiên chợ.

- Tổng hợp kinh phí tổ chức phiên chợ trình Ủy ban nhân dân huyện xem xét, phê duyệt.

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị nội dung, xây dựng chương trình Khai mạc Phiên chợ; đề xuất danh sách, phát hành giấy mời các đại biểu tham dự Lễ khai mạc.

- Chịu trách nhiệm thực hiện in ấn và treo băng rôn tuyên truyền về Phiên chợ dọc các tuyến đường Hùng Vương.

- Tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân huyện kết quả tổ chức “Phiên chợ nông nghiệp sạch” huyện Đăk Hà sau 7 ngày khi phiên chợ kết thúc.

- Chủ trì, phối hợp với Trung tâm Văn hoá-Thể thao-Du lịch và Truyền thông sắp xếp 01 nhà trung tâm để tiếp đón đại biểu dự phiên chợ.

2.2. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn tiếp tục hướng dẫn Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác và hộ nông dân sản xuất nông nghiệp trên địa bàn triển khai thực hiện các quy trình sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP…; vận động hộ sản xuất nông nghiệp tham gia ký cam kết sản xuất an toàn, sản xuất nông sản sạch (theo quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) để nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ điều kiện tham gia Phiên chợ.

- Chủ trì, đề xuất với đơn vị chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp kiểm tra, lấy mẫu test nhanh sản phẩm (kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đối với các sản phẩm là rau, củ, quả) tham gia Phiên chợ.

- Phối hợp với Phòng Kinh tế và Hạ tầng dự trù kinh phí tổ chức Phiên chợ trình Ủy ban nhân dân huyện xem xét, phê duyệt.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức kết nối cung - cầu để hỗ trợ các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác, hộ kinh doanh có cơ hội giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, tiếp cận thị trường tiêu thụ cho các doanh nghiệp, nhà hàng, siêu thị trong và ngoài tỉnh.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện mời các huyện, thành phố tham gia Phiên chợ nông nghiệp sạch tại huyện Đăk Hà.

- Tổng hợp, xác nhận danh sách đăng ký, mặt hàng nông nghiệp sạch tham gia Phiên chợ, báo cáo, trình Ủy ban nhân dân huyện; phối hợp với phòng Kinh tế và Hạ tầng chuẩn bị gian hàng trưng bày, bán sản phẩm tại Phiên chợ.

2.3. Phòng Văn hóa - Thông tin: Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động thi đấu thể thao truyền thống các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện năm 2023 gắn với các hoạt động tại Phiên chợ.

2.4. Trung tâm Văn hóa - Thể thao - Du lịch và Truyền thông huyện

- Xây dựng tin, bài, phóng sự tuyên truyền trước, trong và sau Phiên chợ phát trên hệ thống Đài phát thanh của huyện và các xã, thị trấn, trang mạng xã hội (Thời sự Đăk Hà, Thông tin Đăk Hà); gửi tin bài, cộng tác với Đài phát thanh  - Truyền hình tỉnh, cơ quan báo chí;… để Nhân dân trên địa bàn huyện cũng như các địa phương khác được biết, tham dự các hoạt động.

- Chủ trì, phối hợp với các xã, thị trấn, Hội Nông dân huyện, Hội LHPN, Huyện đoàn chuẩn bị chương trình văn nghệ (05 tiết mục); chịu trách nhiệm lắp dựng sân khấu, Maket sân khấu, âm thanh, ánh sáng, treo cờ phướn tại Lễ khai mạc Phiên chợ cũng như khu vực diễn ra Phiên chợ.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, các trò chơi dân gian diễn ra đồng thời tại Phiên chợ.

- Lập dự toán kinh phí gửi về phòng Kinh tế và Hạ tầng để tổng hợp trình cấp thẩm quyền xem xét phê duyệt.

2.5. Phòng Tài chính - Kế hoạch: Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện cân đối ngân sách huyện và theo khả năng ngân sách hỗ trợ kinh phí tổ chức Phiên chợ nông nghiêp sạch huyên Đăk Hà năm 2023.

2.6. Trung tâm Y tế huyện; Văn phòng Hội đồng nhân dânỦy ban nhân dân huyện (lĩnh vực Y tế):

- Trung tâm Y tế huyện: Bố trí trang thiết bị y tế và cử cán bộ túc trực, đảm bảo việc xử lý tình huống về y tế trong thời gian diễn ra Phiên chợ.

- Văn phòng Hội đồng nhân dânỦy ban nhân dân huyện: Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện quản lý hoạt động kinh doanh hàng hóa theo chuyên ngành, lĩnh vực phụ trách đúng quy định.

2.7. Công an huyện

Phân công cán bộ, chiến sĩ trực 24/24 giờ, đảm bảo công tác an ninh, an toàn giao thông; kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị tham gia đảm bảo an toàn không để xảy ra cháy nổ trong thời gian diễn ra Phiên chợ.

2.8. Phòng Giáo dục và Đào tạo

- Chỉ đạo các trường học trực thuộc ngành quản lý phổ biến, tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh và học sinh tích cực hưởng ứng Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tham gia tham quan, mua sắm tại Phiên chợ trên địa bàn huyện.

- Làm cầu nối để kết nối cung- cầu thực phẩm, nông sản sạch giữa nhà sản xuất với các điểm trường bán trú trên địa bàn huyện nhằm đảm bảo sức khỏe cho học sinh, từng bước góp phần giải quyết đầu ra cho nông nghiệp sạch của huyện.

2.9. Trung tâm Môi trường và Dịch vụ đô thị huyện

- Chủ trì, phối hợp Phòng Kinh tế và Hạ tầng, phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để vận chuyển, lắp đặt gian hàng tại Phiên chợ; đảm bảo nhu cầu về điện và nước sinh hoạt trong các gian hàng. Chuẩn bị bàn, ghế phục vụ Khai mạc Phiên chợ. Kết thúc Phiên chợ có trách nhiệm thu dọn, bảo quản và tập kết tài sản về nơi quy định.

- Tổ chức rào chắn các lối đi, không cho các phương tiện giao thông đi lại trong khu vực Phiên chợ; Phối hợp với Công an huyện bố trí chỗ để xe đảm bảo cho khách đến tham quan và mua sắm tại Phiên chợ.

- Chủ trì phối hợp với Công ty TNHH Thương mại và Công nghệ môi trường DH đảm bảo công tác vệ sinh môi trường trước, trong và sau khi Phiên chợ kết thúc.

- Lập dự toán kinh phí gửi về phòng Kinh tế và Hạ tầng để tổng hợp trình cấp thẩm quyền.

2.10. Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn

- Hướng dẫn, vận động hộ sản xuất nông nghiệp tham gia ký cam kết sản xuất an toàn, sản xuất nông sản sạch theo quy định[1] để nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ điều kiện tham gia Phiên chợ.

- Tuyên truyền đến mọi tầng lớp Nhân dân hưởng ứng tham gia “Phiên chợ nông nghiệp sạch”; vận động Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh cá thể trên địa bàn đăng ký tham gia Phiên chợ, lập danh sách đăng ký gửi về Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để tổng hợp.

- Chủ trì, phối hợp với các đoàn thể mời gọi các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, hộ sản xuất đăng ký mặt hàng tham gia, đảm bảo yêu cầu về sản phẩm. Các sản phẩm tham gia mang tính đặt trưng và rau, củ, quả… sản xuất tại địa phương. Ít nhất phải có 01 gian hàng tại Phiên chợ.

- Tự đảm bảo cho việc trang trí, sắp xếp không gian trong các gian hàng của đơn vị theo đúng thiết kế (sau khi được giao vị trí).

- Riêng Ủy ban nhân dân thị trấn Đăk Hà chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan, Công an huyện tổ chức bảo vệ, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống cháy nổ, không để phát sinh bán hàng rong trong thời gian diễn ra Phiên chợ; Phân công lực lượng sắp xếp, bố trí nơi để xe máy, ô tô của các Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vận chuyển hàng hóa tham gia Phiên chợ.

2.11. Điện lực Đăk Hà: Tạo điều kiện thuận lợi, lắp đặt, cung ứng điện; kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị tham gia sử dụng điện an toàn trong quá trình tổ chức Phiên chợ.

2.12. Đề nghị Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Dịch vụ môi trường DH: Chủ trì phối hợp với Trung tâm Môi trường và Dịch vụ đô thị tổ chức thu gom, vận chuyển rác thải kịp thời để đảm bảo cảnh quang Phiên chợ.

2.13. Ủy ban nhân dân huyện đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện: Tuyên truyền, vận động Nhân dân hưởng ứng tham gia “Phiên chợ nông nghiệp sạch” với tinh thần thực hiện có hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

2.14. Ủy ban nhân dân huyện đề nghị Hội Nông dân, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện và Huyện đoàn

- Phối hợp, tổ chức thực hiện kế hoạch;chỉ đạo thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền đến đông đảo hội viên, đoàn viên và nhân dân trên địa bàn biết; tổ chức vận động đoàn viên, hội viên sản xuất nông nghiệp đăng ký sản phẩm tham gia trưng bày, bán tại Phiên chợ. Mỗi đơn vị chịu trách nhiệm chuẩn bị từ 01đến 02 tiết mục văn nghệ, biểu diễn trong chương trình Khai mạc tại mỗi Phiên chợ.

- Đề nghị Hội Nông dân huyện, Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện tuyên truyền, vận động nông dân thực hiện quy trình sản xuất nông nghiệp sạch, an toàn theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP,…; vận động hộ sản xuất nông nghiệp tham gia ký cam kết sản xuất an toàn, sản xuất nông sản sạch (quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNNPTNT, ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) để nâng cao chất lượng, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ điều kiện tham gia Phiên chợ.

- Đề nghị Huyện Đoàn Đăk Hà trực tiếp phối hợp với phòng Kinh tế và Hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện để tổ chức Phiên chợ; đồng thời chỉ đạo đoàn thanh niên cơ sở đảm nhận việc trang trí gian hàng của địa phương mình đảm bảo cho việc trưng bày sản phẩm, có tính thẩm mỹ và mỹ quan tổng thể Phiên chợ.Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa,văn nghệ và các trò chơi dân gian diễn ra đồng thời tại Phiên chợ.

2.15. Đề nghị Đội quản lý thị trường số 02 thuộc (Cục quản lý thị trường tỉnh Kon Tum): Phối hợp với Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan thường xuyên kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh, chất lượng hàng hóa; tạo điều kiện cho cơ sở sản xuất trao đổi hàng hóa và bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.

2.16. Đối với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp, hộ kinh doanh khi tham gia Phiên chợ

- Các đơn vị, tổ chức, cá nhân có sản phẩm tham gia Phiên chợ phải đăng ký các thông tin cụ thể (họ tên, đơn vị/tổ chức tham gia, địa chỉ, mặt hàng trưng bày, số lượng; số điện thoại liên hệ …) về Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đăk Hà chậm nhất trước ngày tổ chức 03 ngày để Ban Tổ chức sắp xếp, bố trí gian hàng.

- Các sản phẩm nông nghiệp sạch và mặt hàng tham gia phải có mẫu mã đẹp, chất lượng, giá cả phù hợp với thị yếu người tiêu dùngđảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Tự dàn dựng bên trong gian hàng và sắp xếp sản phẩm khoa học, có tính thẩm mỹ cao, đảm bảo cho việc trưng bày và bán sản phẩm tại Phiên chợ.

- Tư vấn và giải đáp các thắc mắc của người tiêu dùng về các sản phẩm nông nghiệp đạt chứng nhận, nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm,…

Trên đây là Kế hoạch tổ chức “Phiên chợ nông nghiệp sạch”năm 2023 của Ủy ban nhân dân huyện Đăk Hà./.

 

[1]Quy định tại Thông tư số 17/2018/TT-BNN PTNT, ngày 31/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Văn bản mới
THỜI SỰ
Thống kê truy cập
Hôm nay : 24
Hôm qua : 10
Tháng 05 : 612
Tháng trước : 851
Năm 2024 : 2.260
Liên kết cột trái